Tại sao tôm hùm Việt Nam có giá trị kinh tế cao như thế ?
Tôm hùm là một trong những loài động vật dưới nước có giá trị kinh tế cao. Giá trị dinh dưỡng vô cùng chất lượng được xem là một trong những loại hải sản ngon nhất.
Tôm hùm là một loại động vật thuộc họ tôm có hình dạng dài từ 20-50cm
có thể đạt kích cỡ lớn hơn.
Có màu sắc đa dạng sống trong môi trường biển từ độ sâu từ 10 đến 150 mét.
Thịt của tôm rất thơm ngon và giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao.
Tôm hùm được đánh bắt ở các vùng biển nhiết đới và ôn đới trên toàn thế giới và được sử dụng đánh bắt sử dụng làm các món ăn cao cấp. Ngoài ra tôm hùm cũng được nuôi trông trong các trang trại trại thủy sản để cung cấp nguồn cung ứng cho thị trường.
Phương pháp nuôi trồng
Có 2 phương pháp nuôi trồng tôm hùm tại Việt Nam rất là phổ biển:
– Cách thứ nhất là được nuôi bằng lồng khung sắt dạng hình hộp được bao bọc xung quanh
là 6 mặt lưới và được ganh lên mặt nước bằng các bồn phi nhỏ.
.- Cách thứ hai là được nuôi bằng các ô bè được xây dựng chắc chắn và cố định
tại một chổ ở phía dưới bè sẽ có các ô lưới bao bọc xung quanh
để thả tôm hùm vào các ô ở đó nuôi trồng.
Ngoài phương pháp nuôi trông thì cũng được đánh bắt tự nhiên.
Cách đánh bắt phụ thuộc vào từng loại tôm hùm và vùng nước mà nơi chúng sống.
Phương pháp đánh bắt tôm hùm thủy hải sản thông thương là sử dụng các bẫy mồi xuống đáy biển để tôm hôm sập bẫy.
Vùng Nuôi Có Trữ Lượng Lớn Giá Trị Kinh Tế Tôm Hùm
Hiện nay 2 vùng nuôi có trữ lượng tôm hùm lớn nhất Việt Nam thuộc 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa
ở đây được nuôi trồng một cách rất tự nhiên vào được chăm sóc rất kĩ càng.
Vùng nước biển trong sạch độ mặn phù hợp so với sự thích nghi của tôm hùm.
Giá Trị Kinh Tế Tôm Hùm Việt Nam
Tôm hùm là một loại hải sản giá trị kinh tế cao và được nhiều người trên thế giới ưa chuộng hương vị thơm ngon và dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên, tôm hùm cũng là một nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều người dân
miền biển ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực Nam Trung Bộ.
Tuy số lượng lồng bè nuôi trồng thương phẩm lớn nhưng nguồn giống
được khai thác tại vùng biển trong tỉnh chỉ cung cấp 15-20% nhu cầu,
sồ giống còn lại được nhập từ Indonexia, Singapore chủ yếu.
Theo thống kê, năm 2022, nguồn giống nhập về là 108 triệu con,tổng sản lượng tôm của Việt Nam
đạt trên 1.630 tấn, mang lại doanh thu hơn 3.700 tỷ đồng cho người nuôi trồng.
Tôm hùm Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu tươi sống di chuyển bằng xe trọng
tải lớn hoặc đi bay sang các thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, nuôi trồng cũng đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro, như thiếu nguồn giống chất lượng,
bệnh tật, biến đổi khí hậu và cạnh tranh từ các nước khác.
Nên tại sao tôm hùm Việt Nam có giá trị kinh tế cao là đây.
Do đó, để phát triển bền vững ngành nuôi tôm hùm, cần có sự đầu tư vào công nghệ, cải thiện chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thị trường mới.
Quy trình nuôi tôm hùm cơ bản
Muốn nuôi tôm hùm thì đầu tiền chúng ta cần phải có vốn đầu tư.
Xác định mục đích rõ ràng là nuôi khoảng bao nhiêu con và vị trí nuôi ở vùng biển có độ mặn
nhiệt độ khí hậu ổn định không ảnh hưởng quá nhiều khi bị bão lũ.
Tiếp đến là chúng ta xác định phương pháp nuôi bằng lồng bè hay ô bè.
Lưu ý khi ủ(nuôi tôm từ bé) giống thì chúng ta nuôi bằng ô lồng có lưới 2a<5mm để tôm không chui ra lọt được.
Sau khi xác định các bước trên thì chúng ta nhập tôm trắng hiện nay chủ yếu là tôm nhập Idonexia quá các thương buôn rồi bỏ lại cho chúng ta.
Tầm 1-2 tháng sau khi chúng ta ủ tôm lớn thường có kích cỡ to bằng hai ngon tay
hoặc bằng ngón chân cái lúc đó điếm từng con một sang quá ô lồng hoặc ô bè có lưới 2a=20-25mm
để biết được tôm có hao hụt và còn lại bao nhiêu con.
Và nuôi chăm sóc cho ăn đến khi chúng đạt mức độ trưởng thành chuẩn size xuất hàng thì chúng ta đem bán cho các thương lái.
Xem thêm:
Các mô hình nuôi trồng tôm hùm từ xưa đến nay: https://tomhumviet.com/cac-mo-hinh-nuoi-trong-tom-hum-tu-xua-den-nay
Tôm hùm việt có mặt tại lễ hội tôm hùm việt nam!!! : https://tomhumviet.com/tom-hum-viet-co-mat-tai-le-hoi-tom-hum-viet-nam/